Hình thái học Sinh_vật_lạp_thể_cổ

Tất cả các thành viên của Archaeplastida đều có các lạp thể (lục lạp) thực hiện chức năng quang hợp và được người ta tin rằng chúng có nguồn gốc từ các vi khuẩn lam bị bắt giữ. Ở các loài tảo lục lam (Glaucophyta), các thành viên có lẽ là nguyên thủy nhất của nhóm, lục lạp được gọi là cyanelle (lam tử hay tiểu thể màu lam) và chia sẻ một vài đặc trưng với các vi khuẩn lam, bao gồm một vách tế bào peptidoglycan, nhưng không được duy trì ở các thành viên khác của nhóm. Sự tương tự của các tiểu thể màu lam với các vi khuẩn lam hỗ trợ thuyết nội cộng sinh.

Các tế bào của phần lớn các loài Archaeplastida đều có vách tế bào, nói chung (nhưng không phải luôn luôn) có cấu tạo từ xenluloza.

Các loài Archaeplastida có sự biến thiên mạnh trong sự tổ chức tế bào của chúng, từ các tế bào cô lập tới các sợi hay các tập đoàn tế bào cho tới các sinh vật đa bào. Các thành viên xuất hiện sớm nhất là đơn bào, và nhiều nhóm vẫn còn duy trì như vậy cho tới ngày nay. Tính đa bào đã tiến hóa tách biệt trong một vài nhóm, bao gồm tảo đỏ, tảo lục ulvophyte, và trong nhóm tảo lục đã sinh ra các loài tảo vòng và thực vật trên cạn.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Sinh_vật_lạp_thể_cổ http://www.biomedcentral.com/1741-7007/3/22 http://linkinghub.elsevier.com/retrieve/pii/S1055-... //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1277820 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1713255 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1949142 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2440802 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2817406 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2817417 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2880060 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/11818061